Chắc chắn những người luyện tập lâu năm cũng ít nhiều trải qua những chấn thương ê ẩm vài lần. Dân tập luyện thể thao vẫn luôn xem chuyện gặp phải chấn thương như một nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần. Đây là nỗi đau bất lực nhìn cơ bắp xuống cấp mỗi ngày khi gặp phải chấn thương.Rèn luyện thể thao không tránh khỏi những chấn thương, đối với những người mới tập không có huấn luyện viên riêng rất dễ trở thành nạn nhân của trường hợp này. Hãy hiểu rõ những chấn thương thường gặp ở dưới đây để tránh những đau đớn không đáng có.
1. Viêm gân
Viêm gân cơ bản là một loại hình chấn thương dây chằng. Bởi trong quá trình tập luyện, các cơ bắp cũng như các gân nối với cơ xương bị căng thẳng. Viêm gân là chấn thương khá đau nhức và mất nhiều thời gian để phục hồi hoàn toàn. Bạn sẽ thấy đau đớn khi kéo dãn cơ hoặc uốn cong, nếu không được phát hiện phần gân có thể sẽ bị phá vỡ hoàn toàn trong lúc tập luyện với cường độ cao. Nên được điều trị sớm và đúng cách để chữa lành viêm gân, nhưng khả năng tái phát lại là rất cao.
2. Chấn thương đầu gối.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chấn thương đầu gối, nhưng thường do bạn thực hiện một động tác lặp đi lặp lại quá nhiều như sử dụng máy chạy bộ quá lâu, leo cầu thang, chạy và nhảy. Để tránh bị như thế, bạn có thể thay đổi các bài tập và động tác đa dạng. Nếu tình trạng đau dai dẳng bạn nên đến khám bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất.
3. Chấn thương bắp chân.
Chấn thương bắp chân do chân yếu, bắp chân bị căng hoặc tập sai tư thế. Để ngăn ngừa tình trạng này bạn nên massage bắp chân cho nóng và giãn cơ trước khi tập luyện. Cần chọn lựa cho mình đôi giày tốt và thích hợp với môn thể thao luyện tập. Cơn đau băp chân thường sẽ biến mất sau vài phút nhưng dễ tái phát nếu bạn tập quá lâu. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn uống thuốc chống viêm để giảm cơn đau.
4. Đau cơ xoay.
Cơ xoay được hiểu là thuật ngữ chung chỉ các dây chằng và cơ bắp hỗ trợ khớp vai và cánh tay. Khi bị chấn thương nhẹ ở cơ xoay thường sẽ có biểu hiện sưng đau, thâm tím, chảy máu. Nếu bị nặng có thể làm hạn chế sự di chuyển cánh tay, dẫn đến đau nhức. Khi gặp phải sự cố này bạn cần được bác sĩ khám và đưa ra chẩn đoán chính xác. Để phòng tránh điều này xảy ra, bạn cần khởi động kĩ để giãn cơ trước khi tập luyện chính thức.
Nói đến đây thôi các bạn cũng thấy chấn thương thật nguy hiểm rồi phải không. Nhưng đừng quá lo lắng, nếu hiểu rõ được nó ta sẽ tránh được những điều này. Chúc các bạn tập khỏe và sớm sở hữu một thân hình săn chắc như mong muốn!
Nguồn: Sưu tầm, tổng hợp