Những người có võ không bao giờ thách đấu. Càng biết võ càng khiêm tốn. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những điều tối kị khiến việc học vĩ không hiệu quả.1. Dụng võ lúc đang nóng giận.
Tôi dám chắc bạn sẽ không thể nào lường được hậu quả của một đòn bạn xuất ra đâu. Và hơn hết, bạn là người học võ, nếu không khống chế được cảm xúc của mình thì bạn đừng bao giờ đem "võ" của mình ra đường.
2. Cậy võ ức hiếp kẻ cô thế.
Bài học đầu tiên khi bạn bước vào lớp võ là học cách mặc đồ và cột đai, bạn hiểu ý nghĩa của việc đó chứ? Đó là tập cách kiên nhẫn và tôn trọng môn võ của mình đang theo học. Tiếp đến bạn học cách chào, cách hành lễ với Thầy, với sư huynh tỷ muội đồng môn. Đó là học cách tôn trọng và hành "Võ Lễ" trong võ. Nghĩa là cái đức của người học võ phải để trên đầu. Nếu dụng võ với một người yêu hơn mình hoặc người không biết võ thì há chẳng phải bạn đã tự hạ thấp bản thân mình?
3. Lăng mạ, sỉ nhục hạ thấp môn võ khác.
Không có môn võ nào là vô địch, cũng không có môn võ nào là hoàn hảo nhất. Nhưng, có một điều TUYỆT ĐỐI ĐÚNG chính là mỗi môn võ đều có Đạo Lý Riêng và Tinh Hoa Riêng. Cổ nhân đã có câu: Cao nhân tất hữu cao nhân trị. Núi cao ắt có núi cao hơn, nên không có ai là vô địch, không có ai là mạnh nhất. Người học võ càng cao càng biết giấu đi cái bản ngã của mình vào trong, người chứa đầy "vũ khí" lại hóa thành kẻ bình thường, vô chiêu nhỏ bé nhất, nhưng lại chứa nội lực cực kì lớn bên trong. Có phải bạn cũng đã từng tiếp xúc với những người như vậy? Người có võ càng cao càng khiêm cung và tôn trọng, hòa nhập với cả những người của hệ phái khác, môn phái khác.
4. Phản bội.
Karatedo là môn võ xuất phát từ Nhật Bản, là hội tụ tinh hoa của cả văn hóa lẫn đời sống và võ thuật của Nhật Bản. Nhật Bản nổi tiếng ngoài Hoa Anh Đào, Núi Fuji ra còn cực kì nổi tiếng được Thế Giới tôn trong đó chính là Samurai. Samurai đặc biệt với 2 phẩm chất: Trung thành và Chung Thủy. Một vị Samurai được rất nhiều người kính trọng bởi ông ta có lòng Trung Thành tuyệt đối với chủ của mình, dù là nhiệm vụ giao đồ hay bay xuống biển lửa, vị Samurai ấy vẫn sẽ làm cho bằng được và không bao giờ phản bội chủ nhân của mình. Phẩm chất thứ 2 là Chung Thủy, cả đời của một người Samurai chỉ có một người vợ và hết mực yêu thương người vợ của mình cho đến khi ông ta ngã gục trên chiến trận. Môn võ Karatedo là môn võ xuất thân từ đời sống lẫn võ thuật của người Nhật, đậm chất tinh thần và đạo đức của một người Samurai, nên sự phản bội là điều TUYỆT ĐỐI CẤM KỊ với một người học võ Karatedo.
Nguồn: Sưu tầm