Các chấn thương thường gặp trong tập luyện võ thuật và cách xử lý

Cỡ chữ
Bản in

Tất cả những chấn thương trong võ thuật nhiều khi trở thành nỗi ám ảnh với người tập. Vì vậy chúng ta cần hiểu rõ các dạng chấn thương cơ bản, cách điều trị để có thể phòng tránh một cách tốt nhất.

Có thể chia ra 3 dạng chấn thương thường gặp:

1. CHẤN THƯƠNG PHẦN MỀM

chấn thương thường gặp

Máu bầm: Thường gọi là vết bầm hay cục máu bầm, do máu thoát ra tụ dưới da. Không sưng, từ màu đỏ chuyển sang xanh và cuối cùng là màu vàng. Vết bầm biến mất sau 2 hoặc 3 tuần lễ.

Cách chữa trị: Sử dụng túi chườm đá, sau một thời gian thì xoa bóp với thuốc.

Sưng tụ máu: Máu tập trung tại một điểm, một cục u xuất hiện tiếp đó do đứt mạch máu.

Cách chữa trị: Sử dụng túi chườm đá, dùng tay ấn vào cục u để làm tan việc xuất huyết và chận dòng chảy, trong vài trường hợp quan trọng, phải cần đến phẫu thuật để rút máu (châm chích).

Xây xát: Sau khi bị va chạm, không thấy có vết thương. Nhưng sự va đập có thể đã gây đứt đoạn những tĩnh mạch, hay động mạch,v.v… Cũng có thể cơ bị rách. Phải lưu ý với những tai nạn kiểu này.

Cách chữa trị: Không xoa bóp, không chườm nóng vì sẽ khiến gây giãn nở mạch máu và làm tăng xuất huyết. Lau sạch vết thương bằng chất sát trùng và bao che bảo vệ. Nếu trầm trọng cần đến y sĩ hoặc bệnh viện.

Chấn động ở vùng bụng: Bề ngoài có vẻ không gây hậu quả trầm trọng, các chấn thương có thể dẫn tới viêm niêm mạc bụng, hoặc xuất huyết nội. Triệu chứng: mặt tái mét, xuất hạn, nôn mữa, buồn nôn, sốt nhẹ, khoang bụng cứng và đau.

Cách chữa trị: đưa ngay bệnh nhân đến y sĩ hoặc bệnh viện.

2. CHẤN THƯƠNG CƠ

chấn thương thường gặp

Giãn cơ: Là tổn thương cơ dạng nhẹ do dây chằng, gân, cơ bị kéo giãn quá mức cho phép. Số lượng bó sợi cơ bị đứt là dưới 25%. Ngay lúc bị chấn thương, người bệnh thấy đau nhói ở vùng gân cơ, nhưng không bị máu bầm, không làm ngưng cử động. Sau ít phút, cảm giác đau giảm và vùng bị tổn thương sẽ sưng nhẹ.

Cách chữa trị: Thoạt tiên chườm nước đá. Sau đó, thoa nhẹ thuốc bóp thích hợp. Sử dụng hơi nóng, gạc, dấm, nước, hồng ngoại.

Căng cơ: Một vài sợi cơ bị đứt. Đau nhiều và phải ngưng hoạt động. Vết máu bầm sau một thời gian.

Cách chữa trị: Chườm đá trong vòng hai ngày. Không xoa bóp; nghỉ ngơi. Sau 15 ngày, có thể xoa bóp cộng với tái tập luyện.

Rách cơ: Số cơ bị rách chiếm 25 – 75% bó sợi. Xuất hiện vết bầm do các sợi cơ bị đứt nhiều hơn. Bệnh nhân có thể nghe tiếng “bựt” hay “rắc” tại chỗ bị thương, khớp có thể bị mất độ vững, cảm giác đau dữ dội và có thể gây ngất xỉu. Hoạt động chức năng của cơ bị tê liệt hoàn toàn.

Cách chữa trị: Chườm đá, tránh xoa bóp. Cần có y sĩ vì nếu việc rách cơ không được chăm sóc thích hợp, sẽ có khả năng canxi hóa u máu. Sau khi tái luyện 8 tới 10 tuần tiếp theo tai nạn, có thể trở lại luyện tập một cách chậm rãi từ nhẹ đến nặng.

Đứt cơ hoàn toàn: Số cơ bị rách chiếm trên 75% bó sợi, cơ bị đứt hoàn toàn hay bị tách ra khỏi xương, một lỗ trũng xuất hiện do cơ rút lại làm máu bầm tụ nhiều ngày sau đó, khớp sưng nhiều và trở nên lỏng lẻo. Mất khả năng hoàn toàn. Nạn nhân không thể sử dụng chi bị tổn thương.

Cách chữa trị: Hoàn toàn bất động, cần phải phẫu thuật để may lại cơ hoặc gắn lại nó vào xương.

3. CHẤN THƯƠNG KHỚP, XƯƠNG

chấn thương thường gặp

Trật khớp: Do một động tác không ăn khớp, xương ra khỏi ổ khớp, nhưng rồi trở lại đúng vị trí. Sự việc gây ra chấn thương dây chằng. Theo tầm quan trọng của chấn thương, ta có thể xếp thành 3 nhóm:

Trật khớp cấp 1: Các dây chằng bị kéo dài. Trị liệu: Chườm nước đá, rồi thoa bóp với thuốc. Nghĩ ngơi. Có thể luyện tập trở lại sau 8 đến 10 ngày.

Trật khớp cấp 2: Dây chằng bị đứt một phần. Chỗ bị chấn thương sưng lên. Đau nhiều và hoạt động chức năng bị ngưng. Trị liệu: Chườm nước đá, đưa nạn nhân đi khám. Các phương thuật như xoa bóp, thuốc chống viêm, tập vật lý trị liệu, điều trị để có thể áp dụng cho loại chấn thương này.

Trật khớp cấp 3: Loại trầm trọng hơn cả. Các dây chằng bị đứt hẳn hay tách khỏi đầu xương. Đau nhiều. Cử động bị tê liệt. Trị liệu: Bất động hóa và đưa nạn nhân đến một trung tâm y khoa khám. Có thể phải cần đến phẫu thuật.

Nên tránh: Trường hợp trật ở cổ chân, không nên cho bệnh nhân “đi lại xem có đau không”. Dù mức độ trầm trọng như thế nào thì điều này cũng làm nạn nhân đau.

chấn thương thường gặp

Rã khớp: Đầu xương bung ra khỏi ổ khớp gây giãn hoặc rách các dây chằng và chấn thương cho khoang khớp. Triệu chứng: Đau nhiều, sưng vù tại chỗ, bầm tím, mất toàn bộ vận động chức năng.

Sơ cứu: Chườm nước đá hay “gạc” ướp lạnh. Băng nhẹ để hỗ trợ khớp. Đưa nạn nhân đến bệnh viện.

Nên tránh: Cố gắng nắn lại khớp.

Viêm màng xương: Màn xương bị viêm do: Bị dập liên tục hoặc cố gắng quá mức. Thường xảy ra ở mặt trước xương chày, gây đau khủng khiếp.

Săn sóc: Chườm nước đá, nghỉ ngơi, thuốc kháng viêm.

Nguồn: Tổng hợp
Giải Vô địch Trẻ Karate Quốc gia lần thứ XXVI và Giải Vô địch Karate Quốc gia lần thứ XXX
Giải Vô địch Trẻ Karate Quốc gia lần thứ XXVI và Giải Vô địch Karate Quốc gia lần thứ XXX Sau nhiều lần trì hoãn do ảnh hưởng của dịch Covid, Giải Vô địch Trẻ Karate Quốc gia lần thứ XXVI và Giải Vô địch Karate Quốc gia lần thứ XXX sẽ được diễn ra từ 51/10 đến ngày 16/10/2020 tại Bắc Ninh.
Taburo vinh dự trở thành nhà tài trợ cho Giải vô địch các CLB mạnh Karate quốc gia lần thứ XX - 2020
Taburo vinh dự trở thành nhà tài trợ cho Giải vô địch các CLB mạnh Karate quốc gia lần thứ XX - 2020 Ngày 01/11/2020 sáng hôm nay, tại nhà thi đấu Thể dục Thể thao Thừa Thiên Huế đã diễn ra lễ khai mạc Giải vô địch các CLB mạnh Karate quốc gia lần thứ XX - Năm 2020. 
Bật mí mẹo chọn trung tâm tập võ
Bật mí mẹo chọn trung tâm tập võ Bạn đang có nhu cầu tìm một trung tâm dạy võ uy tín? Bạn phân vân không biết nên lựa chọn cơ sở tập võ nào phù hợp với yêu cầu và tài chính của bản thân? Đừng lo lắng, bài viết sau đây sẽ bật mí những mẹo giúp bạn lựa chọn trung tâm tập võ phù hợp mà bạn...
Tập luyện võ thuật khiến bạn... thông minh hơn?
Tập luyện võ thuật khiến bạn... thông minh hơn? Nhiều người vẫn nghĩ rằng võ thuật là bộ môn dành cho những người "cục súc" và không liên quan gì đến sự thông minh. Khoa học đã chứng minh điều ngược lại!
Các chấn thương thường gặp trong quá trình tập luyện
Các chấn thương thường gặp trong quá trình tập luyện Chắc chắn những người luyện tập lâu năm cũng ít nhiều trải qua những chấn thương ê ẩm vài lần. Dân tập luyện thể thao vẫn luôn xem chuyện gặp phải chấn thương như một nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần. Đây là nỗi đau bất lực nhìn cơ bắp xuống cấp mỗi ngày khi...
Những điều bạn cần biết khi muốn tập võ tại nhà
Những điều bạn cần biết khi muốn tập võ tại nhà Mặc dù kỹ thuật trong võ thuật rất quan trọng nhưng bạn không thể luyện kỹ thuật cách chính xác nếu tự tập và không có người hướng dẫn. Nhưng với nhu cầu hiện nay nhiều bạn trẻ không có điều kiện đến võ đường và muốn tự tập ở nhà thì dưới đây là những điều...
4 Điều cấm kị đối với một người học võ Karatedo
4 Điều cấm kị đối với một người học võ Karatedo Những người có võ không bao giờ thách đấu. Càng biết võ càng khiêm tốn. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những điều tối kị khiến việc học vĩ không hiệu quả
Nữ giới có học Muay Thái được không?
Nữ giới có học Muay Thái được không? Học võ là một trong những nhu cầu khá cần thiết của mọi người, đặc biệt là học để tự vệ, nhất là trong lúc xã hội đang rối ren và có rất nhiều người xấu với những ý đồ không tốt với bản thân như cướp giật, cướp của, đánh đập người khác, gây nguy hiểm đến tính...
Những phụ kiện không thể thiếu học võ của phái đẹp
Những phụ kiện không thể thiếu học võ của phái đẹp Nếu như trước đây võ thuật được xem là bộ môn không phù hợp với nữ giới thì ngày nay học võ chính là cách phụ nữ tự khẳng định bản thân và tự vệ tốt hơn. Những cô nàng với vóc dáng săn chắc với động tác võ thuật mạnh mẽ, chuẩn xác đã làm nên vẻ đẹp của phụ nữ...
Cha mẹ nên cho con đi học võ từ lúc mấy tuổi?
Cha mẹ nên cho con đi học võ từ lúc mấy tuổi? Nên cho bé học võ gì và vào độ tuổi nào là một trong những vấn đề được các phụ huynh quan tâm hiện nay. Với tâm lý để con rèn luyện sức khỏe và tự vệ, nhiều bậc cha mẹ cho con theo học các bộ môn võ song song với việc học văn hóa trên lớp.
Dây quấn bảo vệ cổ tay - phụ kiện không thể thiếu khi luyện tập
Dây quấn bảo vệ cổ tay - phụ kiện không thể thiếu khi luyện tập Nếu các bạn mong muốn cổ tay vững khi tập nặng hơn mà vẫn an toàn thì nên trang bị món phụ kiện tập gym không thể thiếu, đó chính là dây quấn cổ tay.


Cách lựa chọn võ phục karate chất lượng
Cách lựa chọn võ phục karate chất lượng Thời xa xưa người luyện tập và thi đấu Karate cởi trần mặc quần dài hoặc quần cộc. Thời nay, võ phục karate loại tốt có màu trắng tượng trưng cho ánh sáng, sự tinh khôi, sự chân thật và sáng tạo. 
Cơ thể thay đổi như thế nào khi khởi động trước khi tập võ đúng cách?
Cơ thể thay đổi như thế nào khi khởi động trước khi tập võ đúng cách? Khởi động là phần hết sức quan trọng, vừa giảm đi nguy cơ chấn thương trong tập luyện, vừa giúp cho buổi tập luyện – thi đấu đạt kết quả tốt hơn. Vậy khi khởi động đúng cách, cơ thể sẽ có thay đổi như thế nào?
Luyện võ giúp phát triển não bộ ở mọi lứa tuổi
Luyện võ giúp phát triển não bộ ở mọi lứa tuổi Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tập luyện võ thuật thường xuyên không chỉ giúp phát triển thể lực và sức mạnh mà còn thúc đẩy sự phát triển của não bộ. Điều này được thể hiện rõ rệt ở các mặt sau đây.
Ý nghĩa các màu đai trong Karate
Ý nghĩa các màu đai trong Karate Đai trong võ thuật thể hiện cấp bậc trình độ chuyên môn của võ sinh, các kỹ thuật và kinh nghiệm trong quá trình theo học được ghi nhận qua màu sắc của chiếc đai. Các đai trong Karate có nhiều màu sắc khác nhau như: Đai đen, đai trắng, đai vàng và đai xanh....
Tại sao nữ giới nên học một môn võ thuật?
Tại sao nữ giới nên học một môn võ thuật? Võ thuật không chỉ là môn thể thao rèn luyện sức khỏe mà còn giúp các bạn tự bảo vệ chính mình. Đặc biệt võ thuật còn có nhiều lợi ích nhất là cho nữ giới.
Taburo vinh dự trở thành nhà tài trợ vàng cho Giải vô địch Karate Đại học Công đoàn mở rộng
Taburo vinh dự trở thành nhà tài trợ vàng cho Giải vô địch Karate Đại học Công đoàn mở rộng Vừa qua, tại nhà thi đấu đa năng trường Đại học Công đoàn, thành phố Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc và thi đấu các nội dung Giải vô địch Karate Đại học Công đoàn mở rộng lần thứ II năm 2019. Thương hiệu võ phục Taburo vinh dự trở thành nhà tài trợ vàng cho...
Với trẻ nhỏ nên cho con tập võ như thế nào? Võ thuật liệu có dành cho trẻ em?
Với trẻ nhỏ nên cho con tập võ như thế nào? Võ thuật liệu có dành cho trẻ em? Không phải là các anh lớn, chị đại mới là những học sinh làm cho người HLV đau đầu nhất, mà chính các em nhỏ (4-12 tuổi) mới là nỗi lo của người thầy. Vì tính trẻ hồn nhiên vô tư yếu ớt mà võ thuật lại đòi hỏi vận động mạnh cùng sự kiên trì, tôi luyện bản...
HAI THỜI ĐIỂM VÀNG ĐỂ TẬP LUYỆN VÕ THUẬT
HAI THỜI ĐIỂM VÀNG ĐỂ TẬP LUYỆN VÕ THUẬT Việc tập luyện võ thuật rất linh hoạt, vì mang đặc thù không cần quá nhiều dụng cụ nên có thể tập luyện mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên sẽ có những thời điểm thích hợp mang đến hiệu quả tốt nhất mà không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn 2...
LUẬT THI ĐẤU KARATE WKF 2020
LUẬT THI ĐẤU KARATE WKF 2020

LUẬT THI ĐẤU KARATE WKF 2020

    Đăng ký nhận tin

    Phương thức thanh toán

    Phương thức giao hàng